GEN Z VÀ XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN ĐẾN CÁC NỀN TẢNG CỘNG ĐỒNG HƯỚNG NỘI SHIFTING TO INWARD-FOCUSED COMMUNITY PLATFORMS

Khi các thế hệ đi trước dần trưởng thành và tạo dựng được chỗ đứng trong xã hội, cũng là lúc chúng ta chào đón sự phát triển của thế hệ kế cận: Gen Z. Nhờ tính chất cởi mở, ngày càng nhiều bạn thuộc thế hệ Gen Z thích sự kết nối mối quan hệ qua các nền tảng mạng xã hội.  

Vậy Gen Z là gì?

Gen Z (Generation Z), hay còn gọi là Thế hệ Z, là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012. Vì được sinh ra vào thời kỳ công nghệ, Internet bùng nổ, nên Gen Z còn có các tên gọi khác là: iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Hậu – Millennials, Zoomer, Gen Wii, Gen-Tech (Nguồn: Wikipedia).

Tổ chức tin tức thế giới Quartz cho rằng đối với Gen Z, việc gặp gỡ trực tiếp không còn là phương thức ưu tiên khi kết nối các mối quan hệ trong cuộc sống và công việc. Ngày nay, các bạn trẻ thuộc Gen Z cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng mạng xã hội như một công cụ dùng để kết bạn, giao lưu với cấp trên, đồng nghiệp, thậm chí tìm kiếm tình yêu hoặc các mối quan hệ khác. Nhìn chung, Gen Z đang dần dịch chuyển từ việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội truyền thống sang sử dụng các nền tảng cộng đồng hướng nội. 

Nền tảng cộng đồng hướng nội là gì?

gen-z-va-xu-huong-dich-chuyen-den-cac-nen-tang-cong-dong-huong-noi-3

Trong một nghiên cứu mới đây từ Agency Impero cho thấy rằng hơn 2/3 (65%) các bạn trẻ Gen Z cảm thấy tự tin khi thể hiện bản thân trên các nền tảng ứng dụng cộng đồng hướng nội. Hiện nay, Discord và Twitch là 2 trong số các ứng dụng thuộc nền tảng này được ưa chuộng sử dụng hơn so với các ứng dụng có nguồn cấp dữ liệu như Instagram và Twitter 

Discord và Twitch sở dĩ được xem là nền tảng cộng đồng hướng nội vì các ứng dụng này không có nguồn cấp dữ liệu, không có lượt thích và đảm bảo không lan truyền nguồn thông tin của người dùng ra ngoài 

Thêm vào đó, dữ liệu nghiên cứu còn cho thấy rằng nhóm người dùng thuộc Gen Z đang rất quan tâm đến sự riêng tư và cho rằng các ứng dụng thuộc nền tảng cộng đồng hướng nội là một không gian riêng tư, bảo mật tuyệt vời đối với họ.  

Những điểm tương quan giữa tư tưởng và hành vi của Gen Z trên các nền tảng cộng đồng

Trong một bài khảo sát với 350 người tiêu dùng trẻ về một dự án kinh doanh mang tên “The Move”của Agency Impero - một nền tảng giải mã văn hóa Gen Z, kết quả cho thấy đối với thế hệ trẻ Gen Z thì sự độc đáo và khác biệt chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Gen Z muốn tập trung vào những tiến bộ trong quá trình thực hiện thay vì chỉ chú ý đến kết quả cuối cùng nhận được, họ luôn khao khát có một cộng đồng để kết nối. Hơn nữa,  khi được hỏi về mục đích tham gia cộng đồng, 70% các bạn trẻ Gen Z trả lời là vì muốn có cảm giác được “thuộc về”, tiếp theo là vì “tiếng nói cá nhân” (66%) và vì quyền riêng tư (61%). 

Sự đóng góp của Gen Z cho các thương hiệu

Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các thương hiệu nổi tiếng đều có sự “góp mặt” của thế hệ trẻ Gen Z. Và kết quả sẽ khả quan hơn khi các thương hiệu cho phép họ tham gia đóng góp ý tưởng với tư cách là một thành viên thay vì chỉ xem họ như khách hàng tiềm năng. 

Có 83% các khách hàng thuộc thế hệ Gen Z hoàn toàn đồng ý với việc các thương hiệu nên tạo cơ hội cho phép khách hàng của mình được sử dụng IP của thương hiệu để có thể tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến. 

Một ví dụ điển hình đến từ thương hiệu Starbucks, họ đã ứng dụng thành công việc cho người dùng tham gia vào quá trình xây dựng nội dung của thương hiệu. Vào thời điểm đó, Starbucks đã cho ra đời một loạt thuật ngữ mới như “reblog”, “regram” để ám chỉ việc khách hàng có thể đăng lại một nội dung của họ trên chính trang cá nhân của mình .

Nhìn chung, qua các nghiên cứu này cho thấy Gen Z là lực lượng chính yếu của sự sáng tạo và các thương hiệu nên khai thác tiềm năng của họ thay vì xem họ như một đối tượng để tiếp thị.  

gen-z-va-xu-huong-dich-chuyen-den-cac-nen-tang-cong-dong-huong-noi-4